baovecuongthinh.com

TIN TỨC

Việt Nam tham gia hợp tác y tế toàn cầu

Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward giới thiệu về dự án tại lễ công bố tối 17-11 ở Hà Nội - Ảnh: ĐSQ ANH

Với tên gọi "Hợp tác vì tính bền vững và chống chịu của hệ thống y tế" (PHSSR), dự án được thử nghiệm từ tháng 8-2020 đến tháng 1-2021 tại 8 nước bao gồm Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Ba Lan, Nga và Việt Nam.

Trong giai đoạn này, các chuyên gia đến từ LSE sẽ làm việc với các nhóm chuyên gia địa phương để phát triển một khuôn khổ đánh giá tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế.

Đây sẽ là nền tảng cơ bản để đưa ra các khuyến nghị chính sách và giải pháp nhằm nâng cao khả năng ngăn ngừa, khắc phục và phục hồi sau các khủng hoảng cũng như cải thiện khả năng dự đoán, quản lý và giảm thiểu tác động của các bệnh không lây nhiễm và bệnh truyền nhiễm lên hệ thống y tế.

Tại Việt Nam, các chuyên gia sẽ tiến hành hai nghiên cứu tình huống về chất lượng dịch vụ y tế và tiếp cận của người dân với dịch vụ chất lượng; và năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc bệnh nhân nói chung và phòng chống dịch bệnh, TS Trần Thị Mai Oanh, giám đốc Viện Chiến lược và chính sách y tế, cho biết.

Những nghiên cứu này sẽ được trình bày tại Hội nghị thường niên của WEF tại Davos, Thụy Sĩ vào tháng 1-2021.

"Khung đánh giá được phát triển trong khuôn khổ dự án này sẽ giúp cung cấp một cách đầy đủ về thực trạng của hệ thống y tế Việt Nam, nhất là những điểm cần cải thiện để hệ thống y tế được củng cố một cách bền vững, có tính đáp ứng linh hoạt cũng như khả năng phục hồi tốt", bà Oanh nói.

Kinh nghiệm trong ứng phó với đại dịch COVID-19 là một trong những lý do để Việt Nam được lựa chọn tham gia dự án, đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward nhấn mạnh.

"Thời điểm để Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm thành công của mình tại một diễn đàn toàn cầu đã đến. Cuộc chiến chống COVID-19 mới chỉ ở giai đoạn đầu tiên nhưng chúng ta đã có thể bắt đầu học hỏi từ những bài học của nhau", đại sứ Ward nói.

Với dân số hơn 90 triệu dân và khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có những đặc điểm địa lý khác biệt khi so sánh với 7 nước cùng tham gia giai đoạn thử nghiệm của dự án này, chủ tịch AstraZeneca Việt Nam, ông Nitin Kapoor nói với Tuổi Trẻ Online.

Ông đồng thời bày tỏ kỳ vọng những yếu tố này sẽ giúp dự án mở rộng phạm vi nghiên cứu và có nhiều kinh nghiệm đa dạng hơn để áp dụng tại các quốc gia khác trong tương lai.

Họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế G20: Việt Nam đề xuất biện pháp hợp tác chống dịch COVID-19Họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế G20: Việt Nam đề xuất biện pháp hợp tác chống dịch COVID-19

KHOA THƯ 

Tuoitre.vn