Ảnh: Pinterest
1. Ngủ đủ và sâu
Nữ bác sĩ nói chất lượng giấc ngủ liên quan chặt chẽ đến việc kiểm soát lượng đường và insulin của cơ thể. Giấc ngủ kém dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao, lo lắng, trầm cảm, béo phì và các bệnh mãn tính khác.
Các chuyên gia khuyến cáo người lớn nên ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm và Comite nhấn mạnh giấc ngủ sâu rất quan trọng. Giai đoạn ngủ sâu này thường xảy ra vào nửa đầu buổi đêm, khi hoạt động của não, nhịp tim, nhịp thở đều chậm nhất, cơ thể thư giãn và khó thức dậy nhất. Khi bạn ngủ sâu, cơ thể sửa chữa các mô cơ xương, tăng cường hệ thống miễn dịch, xử lý ký ức mới và loại bỏ độc tố khỏi não.
2. Tăng cường rèn luyện cơ bắp
Con người dần mất cơ bắp từ độ tuổi 30, tức là thời kỳ các hormone như testosterone bắt đầu suy giảm. Một nghiên cứu của Đại học Stanford, Mỹ chỉ ra việc rèn luyện sức mạnh cơ bắp có thể giảm nhiều mỡ hơn và khiến lượng đường trong máu lý tưởng hơn.
Không giống như các bài tập aerobic, rèn luyện sức mạnh cơ bắp giúp tăng cường mô cơ. Việc duy trì các mô cơ cần có năng lượng và calo trong thời gian dài. Tập luyện có thể tập trung vào việc xây dựng hoặc tạo hình các cơ cụ thể. Comite khuyên bạn nên thực hiện bài tập tăng cường sức mạnh cơ bắp ít nhất 2-3 lần một tuần và tiêu thụ đủ chất đạm để giảm thiểu tình trạng mất cơ.
3. Theo dõi đường huyết
Nữ bác sĩ khuyến nghị sử dụng máy để theo dõi lượng đường trong máu. Một số thiết bị cũng có thể theo dõi chất lượng giấc ngủ, mức độ căng thẳng và xác định loại thực phẩm nào tốt nhất cho quá trình trao đổi chất của bạn. Sự kết hợp giữa chất xơ, chất béo lành mạnh và protein thường giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.
Hằng Trần (Theo Aboluowang)