baovecuongthinh.com

TIN TỨC

7 cách nói chuyện nhận diện người EQ thấp


Ảnh minh họa: Pinterest

Hạ thấp người khác và nâng cao bản thân

Nhiều người luôn cảm thấy mình vượt trội khi nói hoặc cố gắng hết sức để thể hiện bản thân. Họ luôn phóng đại những ưu điểm, muốn người khác nghĩ mình tuyệt vời và có thể học được nhiều điều từ họ. Nhưng thực tế, những người như vậy sẽ bị người khác ghét.

Nếu càng muốn nâng cao bản thân hoặc thể hiện, bạn càng khó nhận được sự tôn trọng và công nhận từ người khác, hình ảnh sẽ càng dễ bị tổn hại. Những người thực sự có trí tuệ cảm xúc cao sẽ không chọn cách nói này, vì họ biết rõ mọi người thích được nghe người khác khen ngợi. Nếu bạn không giỏi khen ngợi người khác thì ít nhất cũng đừng hạ thấp hay nói xấu mọi người.

Luôn ngắt lời người khác khi họ đang nói

Những người nói theo cách này thường là người ích kỷ và ít quan tâm đến cảm xúc của người khác. Hãy lắng nghe cẩn thận khi người khác nói thay vì ngắt lời hoặc liên tục xen vào, vì đây là sự tôn trọng cơ bản. Khi một số người muốn tâm sự với bạn về những rắc rối của họ nhưng bị bạn ngắt lời liên tục, khiến họ không muốn tiếp tục nói chuyện với bạn nữa.

Trút giận, truyền năng lượng tiêu cực tới người khác

Không ai thích bị truyền năng lượng tiêu cực, ngay cả người thân thiết nhất của bạn. Bạn cũng không có quyền coi họ là thùng rác để trút bỏ sự lo lắng, tức giận. Đặc biệt là khi trưởng thành, chúng ta phải học cách từ từ vượt qua một số rắc rối trong cuộc sống. Nếu bạn thực sự không thể chịu đựng được, hãy cố gắng không nói chuyện với người khác bằng cảm xúc. Bởi vì những gì bạn nói lúc này thường không dễ nghe.

Luôn muốn chiếm thế thượng phong khi nói chuyện

Suy cho cùng, mọi người ở đây là để trò chuyện với bạn chứ không phải để tranh luận. Kiểu trò chuyện áp đảo người khác bằng lời nói cho thấy trí tuệ cảm xúc thấp. Rất có thể, khi càng muốn thắng trong cuộc tranh luận, bạn càng thua. Chúng ta nên bao dung, biết quan tâm và thấu hiểu người khác hơn, biết khi nào nên tranh luận đúng sai, khi nào nên nhượng bộ.

Thường xuyên tìm lỗi của người khác

Có một loại người hay nói năng cay nghiệt, thích chỉ trích và luôn nghĩ rằng người khác xấu. Mặc dù trung thực là tốt, quá thật lại không tốt. Lúc này, bạn nên chọn cách nói chuyện khéo léo hơn thay vì trực tiếp chỉ trích người khác. Suy cho cùng, mọi người thích được khen ngợi và tất nhiên họ không muốn bị phê bình. Đối với những người có trí tuệ cảm xúc thực sự cao, ngay cả khi họ đưa ra lời khuyên chân thành; lời khuyên đó thường không có vẻ khó chịu, bởi vì họ chọn lựa được kỹ năng và phương pháp giao tiếp đúng mực.

Trò chuyện một cách hời hợt

Cố gắng sử dụng những câu cảm thán ngắn càng ít càng tốt, vì chúng khiến người khác nghĩ rằng bạn chỉ đang nói qua loa. Đặc biệt khi trò chuyện trên mạng xã hội, nếu đối phương gửi một tin nhắn dài nhưng chỉ nhận được câu trả lời ngắn gọn như "ừm" hoặc "ờ", không mang tính cảm xúc từ bạn thì họ sẽ cảm thấy không vui, nghĩ rằng bạn không coi trọng vấn đề của họ.

Thích chỉ tay vào người khác

Ngay cả khi bạn có ý định tốt và muốn giúp đỡ người khác, cách nói chuyện hống hách, thích chỉ trỏ sẽ dễ gây khó chịu. Nhiều lúc, bạn không phải là người liên quan và không có quyền hoặc tư cách để can 

Hằng Trần (Theo Girl Style)