baovecuongthinh.com

TIN TỨC

Càng có tuổi, càng nên rèn luyện 6 thứ


Ảnh: Pinterest

1. Cải thiện tư duy

Điều quan trọng hơn làm việc chăm chỉ là nâng cao trình độ tư duy. Einstein từng nói: "Chúng ta không thể giải quyết những vấn đề của ngày hôm nay bằng tư duy đã tạo ra chúng".

Cuộc đời giống như một cuộc hành trình, có khi gặp phải sương mù dày đặc không biết đi về đâu, có khi gặp phải đoạn đường đầy chông gai và bất lực. Nhưng nâng cao trình độ tư duy sẽ cho phép chúng ta thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện tại, nhìn thế giới theo một cách mới, và các vấn đề sẽ được giải quyết một cách tự nhiên.

Tóm lại, muốn giải quyết vấn đề thì trước tiên phải nâng cấp tư duy. Dù trong cuộc sống hay công việc, không khó để nhận thấy một số người chiến thắng không phải vì năng lực mà bởi cách suy nghĩ. Suy nghĩ sẽ quyết định những lựa chọn bạn đưa ra; những lựa chọn bạn đưa ra sẽ lần lượt quyết định cuộc đời bạn.

2. Nâng cao trí tuệ cảm xúc

Khi lớn lên, chúng ta cần nâng cao trí tuệ cảm xúc và trau dồi cách ứng xử với người khác. Đằng sau trí tuệ cảm xúc cao là lòng tốt. Việc suy nghĩ và quan tâm đến người khác thực chất là sự tu dưỡng nội tâm. Sự tu dưỡng ẩn giấu trong tính khí, cách trò chuyện và hành vi. Một người được giáo dục tốt sẽ khiến mọi người cảm thấy thoải mái và được tôn trọng dù họ đi đâu.

3. Nâng cao điểm mạnh, hạn chế điểm yếu

Trước hết bạn cần suy ngẫm lại bản thân và hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu. Sau đó nhìn ngắm sự rộng lớn của thế giới và sự nhỏ bé của bản thân, nhờ đó bạn có thể sống suôn sẻ.

4. Nâng cao mục tiêu

Khi đặt mục tiêu, hãy chọn mức tối đa mà bạn có thể đạt được. Đừng bao giờ giới hạn mục tiêu trong một thế giới nhỏ bé hiện tại mà hãy đón nhận một thế giới rộng lớn hơn và cao hơn.


Ảnh: Pinterest

5. Nâng cao chiều sâu kiến thức

Nếu muốn tăng chiều sâu, bạn không chỉ phải nhìn nhiều hơn mà còn cần suy nghĩ từ nhiều góc độ. Học cách suy nghĩ phản biện và không giải thích mọi thứ theo trình tự đúng sai đơn giản.

Khi gặp khó khăn, hãy hỏi tại sao để nhìn ra bản chất của vấn đề, thiết lập một hệ thống tư duy và nhận thức hoàn chỉnh, đồng thời biết cách giải quyết vấn đề. Một người có đầu óc tổ chức có thể nhìn thấy cả cây và rừng.

6. Cải thiện khả năng tự chủ

Tác giả cuốn sách Làm thế nào để bỏ thói quen xấu đã kể lại một trải nghiệm cá nhân. Người này thích trì hoãn và hậu quả là cả đống việc bị chất chồng. Khi nhận ra sự trì hoãn đang gây nhiều rắc rối trong cuộc sống, anh quyết định từ bỏ thói quen xấu này.

Anh bắt đầu kiểm soát chặt chẽ giờ đi ngủ, không còn thức khuya và nhất quyết đi ngủ lúc 23h mỗi đêm. Để loại bỏ sự trì hoãn, mỗi ngày anh đều đến công ty sớm một tiếng để xử lý công việc quan trọng nhất.

Cuối tuần, anh không còn ngủ nướng mà dậy đúng giờ để chạy bộ buổi sáng và bắt đầu ngày mới... Khi anh nâng cao khả năng tự chủ và trở nên tự kỷ luật, cuộc sống dường như đã bước vào một thế giới khác, tràn ngập hạnh phúc.

Anh nói: "Khi tôi bỏ hết thói quen xấu này đến thói quen xấu khác, tôi đã lấy lại được quyền chủ động trong cuộc sống". Anh tâm đắc một câu nói: "Con người cảm thấy thoải mái, tự do và hạnh phúc nhất khi có thể kiểm soát được bản thân".

Một người có khả năng tự chủ kém sẽ rơi vào trạng thái lo lắng vì không hoàn thành việc gì đó đúng thời hạn, theo thời gian sẽ có cảm giác chán nản trầm trọng. Những người có khả năng tự chủ mạnh mẽ thường cảm thấy hạnh phúc vì họ hoàn thành kế hoạch cuộc sống đúng hạn và nhận được phần thưởng. Trên thực tế, hoàn thiện bản thân là quá trình không ngừng nâng cao khả năng tự chủ.

Những người có khả năng tự chủ mạnh mẽ sẽ tiến gần hơn đến hạnh phúc. Một cuộc sống hạnh phúc bắt đầu từ việc cải thiện khả năng tự chủ.

Hằng Trần (Theo Zuzhirenshi)