baovecuongthinh.com

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về an ninh mạng

Bộ Công an lấy ý kiến về hướng dẫn Luật an ninh mạng
ASEAN chú trọng an ninh mạng
'Luật An ninh mạng không hạn chế quyền tự do dân chủ'

Đại diện các đơn vị cùng lập liên minh xử lý mã độc và phòng chống tấn công mạng - Ảnh: T.HÀ

Năm 2018, các đơn vị an toàn thông tin của VN đã phát hiện hơn 4.000 trang tin, cổng thông tin điện tử tên miền quốc gia bị tấn công, xâm nhập

Đại tá ĐỖ ANH TUẤN

Theo kết quả khảo sát lần đầu tiên được Bộ Thông tin và truyền thông (TT-TT) công bố, nhiều cơ quan nhà nước bị tấn công mạng mà không biết, chậm xử lý khi bị tấn công.

Năm 2019 không để cơ quan nhà nước bị đột nhập

Ông Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu từ năm 2019, các dự án đầu tư công nghệ thông tin phải có hạng mục an toàn, an ninh mạng. Bên cạnh việc phát triển các doanh nghiệp, sản phẩm và nhân lực an toàn, an ninh mạng... sẽ phải giám sát chặt an toàn không gian mạng, đảm bảo an toàn mạng cho các cơ quan của Chính phủ và các hạ tầng trọng yếu quốc gia, có khả năng phục hồi khi bị tấn công.

"Mỗi cơ quan này phải có ít nhất một tổ chức hoặc một doanh nghiệp đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Năm 2019 không còn xảy ra việc các mạng của cơ quan nhà nước bị đột nhập lấy cắp thông tin’ - ông Hùng nhấn mạnh.

Trong khi đó, hoạt động tấn công nhằm vào hệ thống mạng thông tin quốc gia của Việt Nam, theo đại tá Đỗ Anh Tuấn (phó cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an), năm 2018 các đơn vị an toàn thông tin (ATTT) của Việt Nam đã phát hiện hơn 4.000 trang tin, cổng thông tin điện tử tên miền quốc gia bị tấn công, xâm nhập.

"Hoạt động sử dụng mã độc tống tiền tấn công các cơ quan tổ chức của nước ta ngày càng tăng. Thông tin tài khoản các dịch vụ trên Internet không được bảo vệ, liên tục bị lộ lọt, sử dụng vào các mục đích chính trị, thương mại gây bất an cho người sử dụng" - ông Tuấn nói.

4 bộ ngành "đội sổ"

Lần đầu tiên Việt Nam công bố kết quả đánh giá, xếp hạng ATTT mạng của 90 cơ quan nhà nước, bao gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ 3 bộ: TT-TT, Công an và Quốc phòng.

Theo đó, đa số các cơ quan xếp ở mức trung bình, có 12 cơ quan xếp loại D là mức độ "mới bắt đầu quan tâm đến ATTT". Những bộ, ngành bét bảng về mức độ quan tâm đến ATTT là Bộ Công thương, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nội vụ và Ủy ban Dân tộc. Những tỉnh thành mức độ quan tâm đến ATTT thấp nhất là Cà Mau, Khánh Hòa, Lai Châu, Long An...

Không có đơn vị nào xếp loại A - quan tâm triển khai ATTT ở mức tốt, chỉ có gần 17% đơn vị xếp loại B - đã quan tâm triển khai ATTT ở mức khá. Phần lớn các cơ quan nhà nước, khoảng 70% với 63/90 đơn vị được khảo sát, xếp ở mức trung bình.

Ads by AdAsia

Play
Theo phó cục trưởng Cục ATTT của Bộ TT-TT Hoàng Minh Tiến, các cơ quan xếp hạng cao đều có đơn vị, bộ phận chuyên trách về ATTT. Tuy nhiên, hầu hết các cơ quan nhà nước được đánh giá đợt này chưa có một tổ chức, doanh nghiệp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp dẫn đến việc bị tấn công mạng mà không biết và hầu hết các cơ quan còn lúng túng, chậm xử lý khi bị tấn công mạng.

Sẽ đánh giá mức độ an toàn thông tin

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Bộ TT-TT đang được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ soạn thảo chỉ thị về đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Định hướng, ông Hùng cho hay sẽ nhấn mạnh người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về mất an toàn, an ninh mạng của đơn vị mình.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quyết tâm: "Bộ TT-TT sẽ tiến hành đánh giá mức độ bảo đảm ATTT mạng trong các cơ quan, tổ chức nhà nước định kỳ hằng năm. Sẽ tiến tới đánh giá ATTT cho các doanh nghiệp và tổ chức khác trong xã hội".

Ông Hùng khẳng định: "Việt Nam có cơ hội trở thành quốc gia lớn mạnh về an toàn, an ninh mạng. Chúng ta sẽ không bỏ lỡ cơ hội ấy". 

Thanh Hà- tuoitre.vn